Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì đầu tiên
Tư vấn Việt Pháp

Thủ tục bắt buộc cần làm sau khi thành lập công ty

Sau khi mở công ty, quý khách cần thực hiện đúng và đủ các thủ tục sau đây:

1. Mở tài khoản ngân hàng:

– Người đại diện pháp luật cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ CMND(công chứng).

+ Giấy chứng nhận doanh nghiệp (công chứng).

+ Điều lệ công ty (bản sao).

+ Bản Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp (công chứng).

+ Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.

Nhân viên ngân hàng sẽ làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho bạn khi đủ hồ sơ nêu trên.

2. Thông báo số tài khoản ngân hàng tới Sở kế hoạch và Đầu tư

– Sau khi có được số tài khoản ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cập nhật số tài khoản lên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp và trên hệ thống thuế.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:

+ Văn bản ủy quyền về việc thông báo số tài khoản.

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế).

+ Thời gian thực hiện việc thông báo số tài khoản: Từ 03-05 ngày làm việc.

3. Mua phần mềm chữ ký số điện tử khai thuế

– Mỗi doanh nghiệp sau khi được thành lập, mơ công ty cần mua phần mềm chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp tờ khai và đóng thuế qua mạng. Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng không phải dùng chữ ký số điện từ là hoàn toàn sai lầm. Nếu không mua chữ ký số kịp thời thì doanh nghiệp sẽ chậm báo cáo thuế dẫn tới bị phạt thuế.

Cách đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử

– Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử của các nhà mạng. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.

Đăng ký nộp thuế điện tử cho công ty ra sao?

– Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp đối với ngân hàng đó.

Cách dùng phần mềm chữ ký số điện tử để nộp tờ khai thuế và đóng thuế sau khi thành lập doanh nghiệp:

– Kế toán dùng phần mềm chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp các tờ khai thuế cho doanh nghiệp. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế. Nếu không mua và báo cáo doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính thuế ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

4. Đóng loại thuế nào sau khi thành lập công ty?

+ Đóng Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

+ Đóng Thuế giá trị gia tăng. Cần phải đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

+ Đóng Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Nếu bạn đăng ký mức vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì đóng mức thuế môn bài 1 năm là 2 triệu đồng. Nếu bạn đăng ký mức vốn điều lệ trên 10 tỷ thì đăng ký mức thuế môn bài 1 năm là 3 triệu đồng.

(Lưu ý: Công ty cũng cần phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp cần chủ động đóng thuế tránh bị phạt vi phạm hành chính)

+ Đóng Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

+ Đóng Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.

Quy định về thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp

– Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn).
– Dù doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn thì tới thời điểm dưới đây doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo đầy đủ cho cơ quan thuế quản lý:

  • Tờ khai báo cáo quý 1: Thời hạn chậm nhất là ngày 30/04 hàng năm.
  • Tờ khai báo cáo quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07 hàng năm.
  • Tờ khai báo cáo quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10 hàng năm.
  • Tờ khai báo cáo quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sauhàng năm.

6. Phát hành hóa đơn và sử dụng hóa đơn điện tử

Để được phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

+ Đặt làm biển hiệu công ty

Doanh nghiệp có thể đặt với kích thước nhỏ hoặc lớn và treo tại trụ sở doanh nghiệp. Nội dung biển hiệu công ty bao gồm tên công ty, mã số thuế, địa chỉ (nếu có)

+ Thực hiện thủ tục đề nghị phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp thông qua mạng bao gồm:

  • Mẫu hóa đơn dự tính sử dụng.
  • Quyết định phát hành hóa đơn của doanh nghiệp.

+ Hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bi cho cơ quan thuế xuống kiểm tra cho phép sử dụng hóa đơn:

– Treo bảng hiệu tại trụ sở chính doanh nghiệp.

– Con dấu tròn của doanh nghiệp.

– Hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng.

– Chứng minh thư nhân dân của chủ doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao y công chứng) trong trường hợp cá nhân cho thuê.

– Sắp xếp văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động.

– Nhân viên được ủy quyền hoặc/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cơ quan thuế.

Báo cáo thuế định kỳ

Sau khi thành lập công ty bạn cần thuê nhân viên kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán để báo cáo thuế, làm sổ sách định kỳ. Bắt buộc doanh nghiệp phải có người làm kế toán để thực hiện việc báo cáo thuế cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là thực hiện báo cáo thuế định kỳ, đóng thuế định kỳ, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ, thực hiện các việc liên quan đến hóa đơn, ngân hàng và các công việc liên quan khác.

NẾU QUÝ KHÁCH HÀNG CẦN TƯ VẤN THÊM, HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN